Recap Hội thảo “Giải vô địch tranh biện thế giới WSDC & Hành trình tới sân chơi quốc tế” - Point Avenue
Bài viết

Recap Hội thảo “Giải vô địch tranh biện thế giới WSDC & Hành trình tới sân chơi quốc tế”

Recap Hội thảo 'Giải vô địch tranh biện thế giới WSDC & Hành trình tới sân chơi quốc tế' 

Hội thảo diễn ra tại Point Avenue Cầu Giấy tối 20/06/22 đã thành công rực rỡ với sự tham gia của gần 100 phụ huynh và học sinh quan tâm đặc biệt tới bộ môn tranh biện. 

Mở đầu Hội thảo, cô Hyewon giới thiệu qua về Giải vô địch tranh biện thế giới các trường phổ thông (WSDC). Đây là giải đấu tranh biện lớn nhất và lâu đời nhất thế giới, với sự tham gia của hơn 60 đội tuyển dự thi đến từ các quốc gia khác nhau, trong đó có Việt Nam. Cô cũng chia sẻ lý do tại sao WSDC là cơ hội vô giá cho các học sinh theo đuổi bộ môn tranh biện: 

  • Mở rộng vốn kiến thức và thế giới quan
  • Phát triển kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng giao tiếp
  • Tiếp xúc với các góc nhìn đa chiều
  • Giao lưu với bạn bè quốc tế và xây dựng những mối quan hệ lâu dài
  • Học được cách đặt mục tiêu và tự đánh giá tiến bộ của bản thân

 

Khác với các hội thảo tranh biện trước đây của cô Hyewon, spotlight trong hội thảo lần này là hai khách mời đặc biệt - Thư Mai và Phương Thủy. Với phong thái tự tin và kinh nghiệm tham gia nhiều cuộc thi tranh biện lớn nhỏ, hai em đã đem lại những góc nhìn mới mẻ cũng như bài học quý giá trên hành trình chinh phục tranh biện. Phương Thủy và Thư Mai đều nhất trí rằng WSDC là một hành trình dài và gian khó với lịch trình huấn luyện dày đặc. 

1. Tại sao tranh biện là một kỹ năng quan trọng, theo quan điểm của em?

Phương Thủy: Trước khi học debate, con quan tâm đến các bộ môn học thuật nhiều hơn. Con nghĩ debate là một kỹ năng quan trọng vì nó giúp con có cái nhìn đa chiều, phản xạ nhanh hơn và giúp con truyền đạt những gì bọn con nghĩ tốt hơn. Ngoài ra khả năng nghiên cứu và sắp xếp thông tin cũng được cải thiện.

Thư Mai: Con bắt đầu học tranh biện một năm trước. Tranh biện giúp con trưởng thành hơn và xây dựng nhiều kỹ năng mềm trong một thời gian ngắn mà nếu không học tranh biện thì con sẽ mất rất nhiều năm để có. Con cũng học được cách truyền đạt được ý tưởng tốt hơn, rõ ràng hơn cho nhiều người nghe. Con cũng nghĩ ra được nhiều ý tưởng khác nhau, biết cách đặt câu hỏi về lập luận của người khác. 

Hyewon: Cô chỉ muốn bổ sung thêm một ý về những yếu tố góp phần giúp các em trở thành nhà lãnh đạo giỏi là vì các em có tư duy tốt. Thường mọi người nghĩ rằng tranh biện phải là những người hướng ngoại, luôn to tiếng, luôn nêu lên ý kiến của mình mà không lắng nghe ý kiến của những người xung quanh. Tranh biện không phải như vậy! Tranh biện là quá trình suy nghĩ và tư duy nội tâm, là tận dụng kiến thức của mình một cách ý nghĩa. Nhiều phụ huynh thường nói với tôi “Con tôi khá là ngại ngùng, không thích đứng trước đám đông”. Tôi không nghĩ tất cả các nhà tranh biện đều là người hướng ngoại, thích ánh đèn sân khấu. Họ đơn giản là hưởng thụ quá trình giao tiếp với người khác, đưa ra quan điểm của mình và sử dụng quan điểm ấy trong quá trình tranh biện. 

image_1


 

2. Em bắt đầu học tranh biện như thế nào? Lý do gì em đăng ký tham gia WSDC và em mong đợi điều gì?

Phương Thủy: Con bắt đầu tranh biện khá muôn và có một năm được tham gia nhiều cuộc thi tranh biện trước khi covid xảy ra. Con được đi khắp các tỉnh thành VN để tranh biện, đạt được nhiều mối quan hệ, học được kỹ năng mới. Con thấy đây là một trải nghiệm hết sức thú vị và ý nghĩa. Con học được nhiều thứ mà con không học được trên trường. Vì vậy khi WSDC mở đơn tuyển thành viên thì con đã ứng tuyển. Con nghĩ đây là một cơ hội tốt vì WSDC là một hành trình mang lại nhiều bài học và rất quan trọng trong quãng thời gian học cấp 3 của con. Thời gian con dành cho WSDC rất là nhiều nhưng cũng rất xứng đáng.

Do 2 năm covid nên con không được đi đâu cả nhưng cảm giác được cầm cờ VN, đại diện VN để thi đấu với các bạn quốc tế rất đặc biệt.

Thư Mai: Con bắt đầu khá là muộn nên là thành viên trẻ nhất trong Đội tuyển trẻ năm nay. Khi đăng ký tham gia Junior Squad con không mong đợi gì nhiều chỉ hy vọng bản thân học được nhiều điều mới. Con biết trong WSDC có rất nhiều anh chị giỏi và con mong được học thêm từ những anh chị đi trước. 

Trước khi đăng ký Junior Squad, con đang chuẩn bị cho 4 cuộc thi tranh biện khác để làm đẹp hồ sơ. Tuy bận rộn nhưng con rất là vui vì được làm những gì mình thích.

image_2

3. Con nghĩ điều gì đã giúp con trở thành nhà tranh biện như ngày hôm nay? Con có lời khuyên gì cho những bạn mới bắt đầu hành trình tranh biện không?

Phương Thủy: Con học debate từ số 0. Các anh chị đã giúp đỡ con khá nhiều và con thấy debate khá là nhẹ nhàng và không có gì áp lực. Sau khi đã quen với tranh biện thì quá trình học và huấn luyện bắt đầu dày đặc hơn. Sẽ có vài vòng tuyển chọn trước khi được vào top 12. Để đạt được bước này thì con phải thay đổi thời gian biểu và sẵn sàng hi sinh một số thứ, ví dụ như lịch huấn luyện dày đặc 2 buổi/tuần. Đây là thực tế mà các bạn muốn đi theo con đường tranh biện chuyên nghiệp phải đối mặt. 

Ngoài ra mình cũng cần sẵn sàng theo đuổi và cố gắng để đạt được mục tiêu cao hơn. Các bạn phải đủ tự tin để tham gia các giải đấu. Vì theo con tham gia các giải đấu càng khắc nghiệp thì mình sẽ tiến càng nhanh. Không chỉ tự tin tham gia giải đấu, các bạn cũng nên tự tin tìm kiếm sự giúp đỡ từ các anh chị đi trước, các huấn luyện viên.

Thư Mai: Sau mỗi trận tranh biện thì con thường tìm ra điểm chưa tốt của bản thân và lắng nghe nhận xét của huấn luyện viên, đồng đội để tìm cách thay đổi. 

Sau mỗi cuộc thi tranh biện dù mệt mỏi con nghĩ mình vẫn nên họp lại với team những điểm đã tốt và chưa tốt để cùng nhau tiến bộ.

Ngoài ra, trong phần Hỏi & Đáp, cô Hyewon và hai bạn Phương Thủy, Thư Mai cũng giải đáp rất nhiều những câu hỏi thú vị đến từ khách mời. 

Point Avenue hy vọng 2 tiếng hội thảo đã giúp quý phụ huynh và các em học sinh có cái nhìn rõ hơn về Giải vô địch tranh biện các trường phổ thông (WSDC) và lộ trình theo đuổi bộ môn tranh biện. Nếu còn bất kì thắc mắc nào, quý vị có thể liên hệ trực tiếp hotline Point Avenue hoặc đặt câu hỏi trên fan page PA.

Xem lại toàn bộ Hội thảo “Giải vô địch tranh biện thế giới WSDC & Hành trình tới sân chơi quốc tế” 

close
close
close