7 thói quen tốt của người đồng hành giúp nuôi dưỡng tình yêu tranh biện của các con - Point Avenue
Bài viết

7 thói quen tốt của người đồng hành giúp nuôi dưỡng tình yêu tranh biện của các con

7 thói quen tốt của người đồng hành giúp nuôi dưỡng tình yêu tranh biện của các con

Tranh biện từ lâu đã là bộ môn thể thao học thuật thu hút được sự quan tâm của nhiều phụ huynh học sinh. Với tranh biện, các con được học nghệ thuật bày tỏ quan điểm, phát triển tư duy đa chiều và khả năng lắng nghe, thu nhận thông tin. Việc dạy trẻ tranh luận và phản biện ngay từ khi còn bé vì vậy đóng vai trò quan trọng trong thành công sau này của con. Dưới đây Point Avenue xin gợi ý 7 thói quen mà cha mẹ hay bất kì người đồng hành nào cũng có thể áp dụng để nuôi dưỡng tình yêu tranh biện của các con. 

Lắng nghe chủ động: 

Đây là điều quan trọng và tuyệt vời trước nhất mà bố mẹ và thầy cô có thể dành cho con. Ở các giải tranh biện quốc tế, kể cả những giám khảo chuyên nghiệp cũng không được sử dụng thiết bị điện tử hay làm việc riêng khi các tranh biện viên đang trình bày bài nói. Ánh mắt dõi theo của bố, nụ cười của mẹ và cái gật đầu của thầy cô chính là những tín hiệu không lời giúp khích lệ tinh thần và sự tự tin của con.

Ghi chép: 

Khi mới bắt đầu, có thể các con mới chỉ nói được khoảng từ 1-4 phút. Tuy nhiên, để có những phản hồi chi tiết và hiệu quả, bố mẹ nên tập thói quen ghi chép lại những ý chính, những ví dụ trong bài trình bày của con để có thể 'trích dẫn' lời con thật chuẩn xác trước khi đưa ra góp ý.

 

Tuyệt đối tôn trọng 'thời gian được bảo vệ': 

Trong tranh biện, tùy theo luật mà mỗi lượt nói của học sinh được kéo dài 6-8 phút. Trong khoảng thời gian này, giám khảo, khán giả hay đại diện BTC tuyệt đối không được cắt lời, chen ngang vì bất cứ lý do gì để không làm ảnh hưởng đến tâm lý và dòng cảm xúc của thí sinh. Đây được gọi là 'thời gian được bảo vệ' - khi đó con có toàn quyền được chia sẻ và nêu ý kiến của mình.

Ghi nhận luận điểm của con: 

Dù đôi khi những luận điểm đó nghe thật ngô nghê, vô lý và lộn xộn, bố mẹ và thầy cô hãy thể hiện sự tôn trọng và ghi nhận. Một trong những sai lầm mà người lớn thường mắc phải trong quá trình học tranh biện cùng con, nhất là trong giai đoạn khởi đầu, là thái độ sốt ruột và thích áp đặt logic của người lớn lên các bé.

Đưa ra những phản hồi tích cực: 

Những phản hồi tích cực của bố mẹ, thầy cô đóng vai trò rất quan trọng giúp tạo dựng tình yêu và kỹ năng tranh biện của các con. 3 tiêu chí của một bài nói hoàn chỉnh được thông qua bởi Liên đoàn Tranh biện Thế giới dành cho lứa tuổi 14-19 và áp dụng cho giải World Schools Debating Championship (WSDC) bao gồm: Nội dung (content), Chiến lược (strategy) và Phong cách (style).

Sử dụng những câu hỏi gợi mở để khiến các con tự tìm ra câu trả lời: 

Hai câu hỏi thông dụng nhất để giúp các con tập thói quen giải thích từng bước thay vì phạm phải lỗi 'nhảy logic' là: 'Vì sao lại thế' và 'Như thế nào để'. Những gợi ý dưới đây sẽ giúp thầy cô và bố mẹ giúp con đào sâu tư duy hơn nữa:

  • Suy nghĩ về các bên liên quan (stakeholders)
    • Theo con sẽ có những cá nhân và tập thể nào bị ảnh hưởng bởi vấn đề này?
    • Con nghĩ xem quyền lợi của những ai sẽ bị xâm phạm nếu điều luật này được hông qua? Có nhóm thiểu số nào bị ảnh hưởng nặng nề không?
  • Suy nghĩ về sự tác động (impact)
    • Việc này sẽ tác động như thế nào đến nhóm đối tượng đó?
    • Hậu quả/ảnh hưởng tích cực trong thời gian trước mắt là gì? Sau 10 năm, 20 năm là gì?
    • Nếu xảy ra tác động xấu thì hậu quả đó có thể sửa chữa được không?

Giữ tinh thần thoải mái, cởi mở 

Cuối cùng, hãy giữ tinh thần thoải mái, cởi mở để đón nhận những câu hỏi và suy nghĩ đôi ki còn vụng dại của các con. Một lớp học tranh biện, kể cả một trận tranh biện kịch tính nhất cũng phải được diễn ra trong một môi trường an toàn, tôn trọng - nơi mà các con không cảm thấy bị tansas công ('Sao con lại có thể nghĩ như thế này?') mà được thoải mái chia sẻ những góc nhìn khác cùng người lớn một cách văn minh. Nếu không, chúng ta sẽ chỉ khiến các con hoảng sợ, chán ghét và đánh mất sự tự tin mà thôi.

*Theo Jonathan S. McClelland, Debate Pro Junior, Ngô Hà Thu dịch và hiệu đính

Tìm hiểu thêm về lộ trình học tranh biện tại Point Avenue: 


 

 

 

close
close
close